Blog

  • Ngày 5/4 sẽ là một ngày c:ực kỳ quan trọng, bà con chú ý

    Ngày 5/4 sẽ là một ngày c:ực kỳ quan trọng, bà con chú ý

    (Chinhphu.vn) – Theo lộ trình đề ra, Quảng Ninh sẽ hoàn thành Đề án tổng thể không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 5/4/2025 để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

    Hoàn thành Đề án tổng thể SÁP NHẬP CẤP XÃ, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN trước 5/4Quảng Ninh

    Thống nhất một số định hướng trong quá trình triển khai xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

    Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu việc xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã phải đảm bảo khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

    Theo Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh, thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Văn bản số 2552-CV/TU ngày 3/3/2025 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và tổ chức hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt trong toàn tỉnh.

    Đồng thời, thành lập ngay Ban Chỉ đạo Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm trưởng Ban Chỉ đạo; kịp thời ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo.

    Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức quán triệt, phổ biến và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và các văn bản có liên quan.

    Từ đó, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động, sự quyết tâm, thống nhất của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động; tạo niềm tin, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và dư luận xã hội trong thực hiện Kết luận số 127-KL/TW và Văn bản số 2552-CV/TU ngày 3/3/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

    Ngày 7/3, Ban Chỉ đạo Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức phiên họp thứ nhất để triển khai một số nội dung công việc trong thời gian tới. Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã thảo luận về các nội dung công việc triển khai Kết luận số 127-KL/TW.

    Trong đó, thảo luận, thống nhất một số định hướng trong quá trình triển khai xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, với các nhóm nhiệm vụ cụ thể gắn với tiến độ hoàn thành.

    Hoàn thành Đề án tổng thể không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã trước 5/4/2025

    UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Kết luận số 127-KL/TW.

    Trong đó, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Kết luận số 127-KL/TW, để hình thành các đơn vị hành chính cơ sở.

    Đồng thời, xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, các cấp, các ngành trong triển khai xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng, hiệu quả, với tinh thần chủ động, vừa làm, vừa cập nhật, bổ sung Đề án theo hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng của Trung ương và Ban Chỉ đạo tỉnh.

    Theo lộ trình đề ra, Quảng Ninh sẽ hoàn thành Đề án tổng thể không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 5/4/2025 để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

    Cụ thể, việc rà soát, chuẩn bị xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành trước ngày 15/3.

    Trong đó, thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng Đề án trước ngày 10/3/2025; Rà soát và đề xuất các nhiệm vụ của mô hình chính quyền địa phương 02 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở) trước ngày 15/3/2025; rà soát số liệu hiện trạng phục vụ xây dựng Đề án trước ngày 12/3/2025.

    Trên cơ sở đó, các cấp, đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và Sở Nội vụ chủ trì tổng hợp xây dựng Đề án tổng thể không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh trước ngày 5/4/2025.

    Xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã phải đảm bảo khách quan, dân chủ, khoa học

    Theo yêu cầu của tỉnh Quảng Ninh, việc xây dựng Đề án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã phải đảm bảo khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

    Đồng thời, phù hợp quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội địa phương, điều kiện lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý – tự nhiên, cộng đồng dân cư.

    Quá trình xây dựng đề án cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của phương án sắp xếp, dự báo, xác định những khó khăn, vướng mắc bất cập phát sinh và xây dựng phương án giải quyết cụ thể.

    Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh, nhấn mạnh: Việc xây dựng đề án không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã là công việc hệ trọng, cấp bách đòi hỏi phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh, theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn theo yêu cầu của Trung ương.

    Quá trình xây dựng đề án phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mớ

  • Quy định đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập: Bà con xem tỉnh mình còn tên hay mất…

    Quy định đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập: Bà con xem tỉnh mình còn tên hay mất…

    Việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa, lựa chọn trung tâm hành chính – chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý…

    Việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa

    Chiều 11/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền.

    Đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.

    Về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở, phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 – 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

    Tiêu chí đặt tên tỉnh, thành sau khi sáp nhập - Ảnh 1.

    Các đại biểu tập trung thảo luận tại buổi họp chiều 11/3 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Tại cuộc họp, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về tiêu chí sắp xếp các đơn vị hành chính; phương án, định hướng sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính; dự kiến tên gọi, phương án lựa chọn nơi đặt trung tâm chính trị, hành chính của đơn vị hành chính mới được thành lập; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế chính quyền cấp tỉnh, cấp xã.

    Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính – chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Thủ tướng yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng…

    Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính – chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

    Có nên khôi phục lại tên gọi đã từng dùng trong quá khứ?

    Liên quan đến vấn đề đặt tên tỉnh, thành, một số đại biểu Quốc hội đã nêu quan điểm cá nhân.

    Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu quan điểm rằng về việc đặt tên tỉnh, thành cần nghiên cứu kỹ, song việc khôi phục lại tên gọi đã từng tồn tại trong một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc thì cũng là phương án cần xem xét.

    Ông Hoà lấy ví dụ như tỉnh Cửu Long trước kia được sáp nhập bởi 2 tỉnh gồm Trà Vinh, Vĩnh Long; tỉnh Bình Trị Thiên gồm Quảng Bình và Quảng Trị với tỉnh Thừa Thiên; hay tỉnh Nghệ Tĩnh trước kia là gồm 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh….

    “Ngày xưa đã hình thành các tỉnh như vậy, sau đó chúng ta chia tách ra. Những địa danh ngày xưa mà bây giờ được khôi phục lại thì cũng tốt. Quan trọng là khi sáp nhập lại, với những địa danh có truyền thống lâu đời cũng cần phải giữ lại cho phù hợp”, ông Hòa nói.

    Tiêu chí đặt tên tỉnh, thành sau khi sáp nhập - Ảnh 2.

    Các tên gọi đơn vị hành chính tỉnh thành trước kia và sau khi tách

    PGS.TS Bùi Hoài Sơn đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội thì đưa ra hai hướng lựa chọn tên gọi: một là khôi phục lại tên gọi lịch sử để bảo tồn giá trị văn hóa địa phương, và hai là tạo ra tên gọi mới, không nghiêng về một vùng cụ thể, nhằm tạo sự đồng thuận giữa các địa phương. Tên mới cần phản ánh được đặc trưng của khu vực sáp nhập và phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại.

    Theo ông Sơn, việc khôi phục lại các tên gọi cũ của các tỉnh đã từng tồn tại nếu thực hiện sáp nhập như Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Bắc Thái, Nghệ Tĩnh, Quảng Nam – Đà Nẵng, Minh Hải… cũng có thể xem xét, cân nhắc.

    Còn nữ ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, bản thân “không mong muốn có một cái tên mới hoàn toàn” nếu 2 hoặc 3 đơn vị sáp nhập với nhau. Bởi một tỉnh mà thay đổi tên gọi sẽ phát sinh rất nhiều các giấy tờ cá nhân của người dân và chắc chắn là phải làm lại giấy tờ.

    Bà cho rằng, căn cứ trên nhiều phương diện để chọn một cái tên, giữ lại một cái tên trong số 3 tên địa phương, thì ít nhất 1 trong 3 địa phương không bị ảnh hưởng và chúng ta không phả

  • Cơn bão hiếm gặp 50 năm mới xuất hiện sắp đổ bộ: Hàng triệu người phải đối mặt với “kịch bản tồi tệ nhất”

    Cơn bão hiếm gặp 50 năm mới xuất hiện sắp đổ bộ: Hàng triệu người phải đối mặt với “kịch bản tồi tệ nhất”

    Cơn bão hiếm gặp đang đe dọa hàng triệu người ở bờ biển phía đông Úc.

    Theo báo Đời sống pháp luật đưa tin ngày 5/3 có bài Cơn bão hiếm gặp 50 năm mới xuất hiện sắp đổ bộ: Cả nước Úc “nín thở” tránh bão, hàng triệu người phải đối mặt với “kịch bản tồi tệ nhất”. Nội dung như sau:

    Hàng triệu cư dân dọc bờ biển phía đông của Úc đang chuẩn bị ứng phó với tác động của cơn bão cực nam đe dọa khu vực này trong hơn năm thập kỷ qua.

    Bão nhiệt đới Alfred dự kiến sẽ đi qua bờ biển ngay phía nam thủ phủ Brisbane của Queensland, nơi có 2,5 triệu người sinh sống vào sáng sớm thứ Sáu 7/3 (giờ địa phương). Bão có khả năng xảy ra khi thủy triều lên cao, gây phức tạp cho các dịch vụ khẩn cấp trong những ngày tới.

    “Đây là một sự kiện hiếm gặp – khi một cơn bão nhiệt đới xuất hiện ở một khu vực không được phân loại là vùng nhiệt đới, ở phía đông nam Queensland và phía bắc New South Wales (NSW),” Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu tại Brisbane vào thứ Tư (5/3).

    Cơn bão gần đây nhất có sức mạnh tương tự đi qua gần Brisbane là cơn bão Zoe vào năm 1974, gây ra lũ lụt lớn ở thành phố này và khu vực Northern Rivers của NSW.

    Dân số Brisbane đã tăng gấp đôi kể từ đó, nhưng các chuyên gia cho biết tác động tồi tệ nhất của Bão Alfred có thể được cảm nhận ở phía nam mắt bão, dọc theo các bãi biển du lịch nổi tiếng từ Bờ biển Vàng đến phía bắc NSW.

    Darrell Strauss, nhà nghiên cứu quản lý bờ biển tại Đại học Griffith, cho biết: “Chúng ta chưa từng chứng kiến điều gì giống như thế này trong vòng 50 năm qua”.

    “Có những khu vực mà bão dâng là vấn đề lớn nhất, và sau đó có những khu vực mà sóng cao và xói mòn bờ biển và ngập lụt từ biển do sóng trực tiếp là một vấn đề lớn. Alfred có thể có sự kết hợp của tất cả những điều đó”, Strauss cho biết.

    Tính đến thứ Tư, cơn bão Alfred chỉ cách bờ biển khoảng 400 km, di chuyển về phía tây với sức gió mạnh lên tới 120 km/h, theo Cục Khí tượng Úc (BoM). Nó đang di chuyển về phía bờ biển đông nam Queensland với tốc độ 16km/giờ.

    Chuyên gia Thomas Hinterdorfer của Higgins Storm Chasing chia sẻ với The Courier-Mail rằng người ta lo ngại Alfred có thể giảm tốc độ xuống còn 11 km/giờ, đây có thể là “kịch bản tồi tệ nhất”.

    Tại Brisbane, người dân hiện đang bận rộn chèn bao cát vào nhà và lấy hết thực phẩm và nước đóng chai trên các kệ siêu thị khi chính quyền đưa ra cảnh báo về khả năng lũ lụt.

    Người dân Brisbane tích trữ lương thực và nhu yếu phẩm

    Theo Văn phòng Thị trưởng, 20.000 bất động sản trên khắp Brisbane có thể bị ảnh hưởng bởi bão dâng hoặc lũ quét.

    Các bãi biển ở phía bắc NSW và dọc theo bờ biển Queensland đã bị đóng cửa, vì chính quyền cảnh báo về sóng lớn nguy hiểm với những con sóng cao hơn 5 mét. Theo Dịch vụ Khẩn cấp Tiểu bang NSW, bão có thể dâng cao hơn nữa, lên tới 10 mét.

    Thủ hiến Queensland David Crisafulli kêu gọi người dân sống gần các khu vực ven biển dễ bị tổn thương tuân thủ lệnh sơ tán.

    Các sự kiện thể thao lớn đã bị hủy bỏ và trường học sẽ đóng cửa tại các khu vực bị ảnh hưởng vào ngày 6 và 7/3.

    Cùng ngày, báo Thái Bình cũng đưa tin Trận bão hiếm hoi đe dọa hàng triệu người ở bờ biển phía Đông Australia. Nội dung như sau:

    Sóng đập vào bãi đá tại Spit, Seaway, ở Gold Coast, Australia, ngày 3/3

    Bão nhiệt đới Alfred – với cường độ tương đương với bão Đại Tây Dương cấp 1 – dự kiến sẽ quét qua bờ biển phía Đông Australia, ở miền Nam thủ phủ Brisbane thuộc bang Queensland vào sáng sớm 7/3 (theo giờ địa phương). Khu vực này là nơi sinh sống của 2,5 triệu dân. Thiệt hại có khả năng xảy ra khi thủy triều lên cao, làm phức tạp thêm những nỗ lực của các dịch vụ khẩn cấp trong những ngày tới.

    “Đây là một sự kiện hiếm hoi – có một cơn bão nhiệt đới ở một khu vực không được phân loại là một phần của vùng nhiệt đới, ở đây là khu vực Đông Nam bang Queensland và phía Bắc bang New South Wales” – Thủ tướng Australia Anthony Albanese phát biểu tại Brisbane vào ngày 5/3.

    Cơn bão cuối cùng đi qua gần thành phố Brisbane có sức mạnh tương tự là bão Zoe vào năm 1974, gây ra lũ lụt lớn tại đây và khu vực Northern Rivers của bang New South Wales. Dân số Brisbane đã tăng gấp đôi kể từ đó.

    Các chuyên gia nhận định tình trạng tồi tệ nhất do cơn bão Alfred có thể được cảm nhận ở phía Nam mắt bão, dọc theo các bãi biển du lịch nổi tiếng từ Bờ biển Vàng đến phía Bắc bang New South Wales.

    Trận bão hiếm hoi đe dọa hàng triệu người ở bờ biển phía Đông Australia - Ảnh 1.

    Nhân viên dịch vụ khẩn cấp và cư dân chất bao cát chống lũ lụt ở Gold Coast, Australia, ngày 3/3.

    “Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì giống như thế này trong 50 năm qua” – Darrell Strauss, nhà nghiên cứu quản lý bờ biển tại Đại học Griffith, cho biết.

    Tính đến ngày 5/3, bão Alfred chỉ cách bờ biển hơn 400 km, di chuyển về phía Tây với sức gió tàn phá lên tới 120 km/h – theo Cục Khí tượng Australia (BOM).

    Các con lạch và sông ở phía Bắc bang New South Wales dự kiến sẽ bị ngập lụt, nước tràn bờ, đe dọa tái diễn không mong muốn tình trạng vào năm 2022, khi mưa lớn khiến một số con sông vỡ bờ.

    Ba năm sau, một số ngôi nhà bị ngập vẫn không thể ở được. Và sự chậm trễ trong việc xây dựng khiến cư dân phải sống trong nhà tạm và lều trại lâu hơn nhiều so với dự kiến của nhiều người.

    Tại thành phố Brisbane, người dân đang bận rộn đóng bao cát cho ngôi nhà của họ, mua tích trữ thực phẩm và nước đóng chai tại các siêu thị, trong khi chính quyền địa phương đưa ra cảnh báo về nguy cơ lũ lụt.

    Theo văn phòng Thị trưởng, theo dự báo, 20.000 ngôi nhà trên khắp Brisbane có thể bị ảnh hưởng bởi nước lũ dâng cao hoặc lũ quét.

    Các bãi biển ở phía bắc bang New South Wales và dọc theo bờ biển bang Queensland đã bị đóng cửa. Chính quyền địa phương đã đưa ra cảnh báo về sóng biển nguy hiểm với những con sóng cao hơn 5 mét. Theo Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp bang New South Wales, cơn bão có thể khiến sóng dâng cao hơn nữa, lên tới 10 mét.

    Thủ hiến bang Queensland – ông David Crisafulli – kêu gọi người dân sống gần các khu vực ven biển dễ bị tổn thương tuân thủ lệnh sơ tán.

    Các sự kiện thể thao lớn đã bị hủy bỏ, trường học sẽ đóng cửa ở những khu vực bị ảnh hưởng trong hai ngày 6/3 và 7/3.

    Gió mạnh cũng là mối lo ngại ở những khu vực mà người dân đã quen với mưa lớn. Họ được khuyến khích cố định chặt bất cứ thứ gì có thể bay.

  • Chỉ còn khoảng 30-31 tỉnh, thành. Chi tiết danh sách các tỉnh bị sáp nhập

    Chỉ còn khoảng 30-31 tỉnh, thành. Chi tiết danh sách các tỉnh bị sáp nhập

    Ông Nguyễn Văn Phúc đề xuất nên nghiên cứu sáp nhập đơn vị cấp tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế xã hội của đất nước đã được phê duyệt.

    Đề xuất nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế - Ảnh 1.

    Một góc Hà Nội hiện nay sau khi sáp nhập Hà Tây vào năm 2008 – Ảnh: NAM TRẦN

    Tại cuộc họp ngày 11-3, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và cấp cơ sở.

    Đồng thời thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.

    Dự kiến giảm 50% đơn vị cấp tỉnh là phù hợp

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Phúc, nguyên phó trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cho rằng theo phương án được Thường vụ Đảng ủy Chính phủ nêu ra thì từ 63 đơn vị cấp tỉnh sẽ nghiên cứu sáp nhập giảm 50%. Như vậy, dự kiến sẽ còn khoảng 31 – 32 tỉnh, thành phố.

    Ông Phúc đánh giá đây là con số khá hợp lý quy mô nước ta với diện tích khoảng 331.690km2 và dân số hiện nay trên 100 triệu người.

    Ông Phúc nhắc lại giai đoạn sau năm 1976, nước ta chỉ có 38 tỉnh, thành.

    Từ thực tế nghiên cứu, ông Phúc đề xuất nên nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị cấp tỉnh theo 6 vùng kinh tế – xã hội đã có nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển và quy hoạch vùng cũng được phê duyệt.

    Trong mỗi vùng, nếu có các tiểu vùng được hình thành theo điều kiện tự nhiên và nhu cầu khách quan thì việc sắp xếp cũng nên theo các tiểu vùng.

    Cụ thể, với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ông Phúc đề xuất nên hợp nhất, sáp nhập các tỉnh có diện tích và dân số không đủ tiêu chuẩn thành các tỉnh có quy mô lớn hơn như trước đây.

    Ví dụ nên nghiên cứu tái hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên… Các tỉnh có diện tích lớn nhưng dân số chưa đủ tiêu chuẩn nên giữ nguyên, coi đây là tiềm năng phát triển của vùng và cả nước.

    Việc sắp xếp lại các đơn vị cấp tỉnh ở vùng này cần đặc biệt tính đến yếu tố quốc phòng và an ninh.

    Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, về cơ bản ông đề nghị nghiên cứu giữ nguyên thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh – tỉnh có quy mô lớn đang được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

    Tái hợp nhất một số tỉnh như trước đây, chẳng hạn Hưng Yên và Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình, Bắc Ninh và Bắc Giang.

    Thái Bình có vị trí địa lý tự nhiên cách biệt nên giữ nguyên để có thể thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hoặc đặc khu kinh tế.

    Đối với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, ông đề xuất về cơ bản nên giữ nguyên 2 thành phố Đà Nẵng (nếu cần có thể điều chỉnh mở rộng thêm diện tích từ Quảng Nam cho Đà Nẵng) và Huế.

    Đề nghị nghiên cứu giữ nguyên 2 tỉnh có quy mô lớn vào loại nhất nước là Thanh Hóa và Nghệ An.

    Nên tái hợp nhất các tỉnh như trước đây, gồm Quảng Bình và Quảng Trị; Quảng Ngãi và Bình Định; Phú Yên và Khánh Hòa; Ninh Thuận và Bình Thuận.

    Tỉnh Hà Tĩnh nên được giữ nguyên do hiện đủ tiêu chuẩn về diện tích và dân số, vị trí địa lý tự nhiên.

    Đối với vùng Tây Nguyên là vùng cao nguyên đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, có đặc điểm rất riêng về văn hóa, phong tục, tập quán.

    Do đó, theo ông Phúc, không thể hợp nhất một số tỉnh này với các tỉnh thuộc vùng khác, bởi có thể dẫn đến phá vỡ chiến lược và quy hoạch phát triển.

    Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, ông Phúc đề xuất giữ nguyên Lâm Đồng và tái hợp nhất Đắk Lắk với Đắk Nông, Gia Lai với Kon Tum.

    Với vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực mạnh nhất của đất nước. TP.HCM là trung tâm phát triển của vùng, cả nước và tỉnh Tây Ninh có đặc điểm riêng về vị trí địa lý, văn hóa nên đề nghị giữ nguyên.

    Bà Rịa – Vũng Tàu nên được nghiên cứu lập thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hoặc đặc khu kinh tế. Các tỉnh còn lại nên tái hợp nhất như trước.

    Với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Phúc nêu có thể nghiên cứu mở rộng thêm diện tích cho TP Cần Thơ – trung tâm phát triển của vùng phát triển.

    12 tỉnh khác nên được sắp xếp lại theo 4 tiểu vùng đã hình thành tự nhiên, theo nhu cầu phát triển khách quan và đang có sự liên kết tiểu vùng.

    Đó là tiểu vùng duyên hải phía Đông, tiểu vùng bán đảo Cà Mau, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, tiểu vùng tứ giác Long Xuyên.

    Đề xuất nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế - Ảnh 3.

    Ông Nguyễn Văn Phúc – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

    Quy mô diện tích cấp tỉnh sau sáp nhập cần phù hợp

    Về quy mô diện tích các đơn vị cấp tỉnh, theo ông Phúc, cần hợp lý để thuận lợi cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý với cấp cơ sở khi bỏ cấp huyện và thuận lợi cho giao dịch của người dân, doanh nghiệp với chính quyền cấp tỉnh.

    Ông chỉ rõ việc hợp nhất, sáp nhập các đơn vị cấp tỉnh sẽ mở rộng không gian phát triển của các địa phương.

    Tuy nhiên, cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm về không gian phát triển được tạo ra bởi nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế trên các nền tảng công nghệ mới trong kỷ nguyên số.

    “Khi mà không gian phát triển của các cơ sở kinh doanh và của địa phương đã mang tính toàn vùng, toàn quốc và toàn cầu. Singapore có diện tích tự nhiên tương đương đảo Phú Quốc của nước ta nhưng từ lâu đã có không gian phát triển toàn cầu”, ông Phúc nêu.

    PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp của Học viện Hành chính và Quản trị công, cũng cho rằng từ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch 6 vùng kinh tế đã được Quốc hội thông qua, có thể xem xét, tính toán nghiên cứu phương án sáp nhập các tỉnh lại cho phù hợp.

    Theo PGS Can, việc sáp nhập tỉnh ngoài thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy thì cuối cùng có tạo ra các động lực, không gian phát triển mới nhanh và mạnh.

    Với các tỉnh nằm trong 6 vùng kinh tế này, ông Can nêu cơ bản có nhiều mối liên kết, tương đồng với nhau về kinh tế, văn hóa, địa lý, truyền thống lịch sử. Khi đó, nếu sáp nhập lại với nhau cũng phù hợp.

  • Bà Lê Thị Mỹ Châu chủ chủ tịch HĐQT chuỗi nhà thuốc nổi tiếng nhất VN đã bị b-ắ:t

    Bà Lê Thị Mỹ Châu chủ chủ tịch HĐQT chuỗi nhà thuốc nổi tiếng nhất VN đã bị b-ắ:t

    Ngoài nhà thuốc Mỹ Châu (Mỹ Châu Pharmacy Group), bà Lê Thị Mỹ Châu còn làm chủ các doanh nghiệp khác. Nhưng một trong hai doanh nghiệp này đã giải thể, phá sản.
    Bà chủ chuỗi nhà thuốc tư nhân nức tiếng Sài thành vừa bị khởi tố – Ảnh 1.

    Nhà thuốc Mỹ Châu đóng cửa yên ắng từ ngày 7-11 – Ảnh: THẢO THƯƠNG

    Bà Lê Thị Mỹ Châu, 56 tuổi, chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group, vừa bị Phòng cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP.HCM bắt tạm giam về tội “đưa hối lộ”.

    Bà Châu bị cáo buộc cùng nam ca sĩ Quốc Kháng “chạy” án cho một bị can với giá 9 tỉ đồng. Theo cơ quan điều tra, Kháng biết bà Châu muốn “chạy” án cho một người vừa bị PC03 bắt, nên tiếp cận và yêu cầu đưa 9 tỉ đồng thì một tuần sau sẽ bảo lãnh bị can này ra.

    Bà chủ nhà thuốc Mỹ Châu kinh doanh ra sao?
    Theo dữ liệu trên hệ thống về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH đầu tư và phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group được chuyển đổi từ Công ty CP đầu tư và phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group sang.

    Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 5-2020, trụ sở chính tại 389 Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM. Qua nhiều thay đổi về cơ cấu cổ đông, bà Mỹ Châu vẫn là người có ảnh hưởng lớn nhất tại doanh nghiệp này.

    Tại lần cập nhật gần đây nhất vào giữa tháng 5-2024, bà Nguyễn Thu Hòa làm giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Mỹ Châu Pharmacy Group.

    Về cơ cấu cổ đông, bà Lê Thị Mỹ Châu góp 28,5 tỉ đồng, tương ứng 95% vốn góp và cổ đông Nguyễn Thu Hòa góp 1,5 tỉ đồng, tương đương 5% vốn góp.

    Bà chủ chuỗi nhà thuốc tư nhân nức tiếng Sài thành vừa bị khởi tố – Ảnh 2.

    Bà Lê Thị Mỹ Châu

    Ngoài Mỹ Châu Pharmacy Group, bà Lê Thị Mỹ Châu còn làm chủ các doanh nghiệp khác.

    Trong đó, bà Châu từng giữ vị trí chủ tịch tại Công ty cổ phần Điện năng lượng Bình Thuận.

    Công ty năng lượng này được thành lập tháng 1-2019, trụ sở tại thị xã La Gi, Bình Thuận. Tuy nhiên cập nhật trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp này đã giải thể.

    Bà Mỹ Châu cũng từng làm lãnh đạo Công ty cổ phần Địa ốc quốc tế Mỹ Châu – một doanh nghiệp được thành lập từ năm 2018 với vốn điều lệ 200 tỉ đồng.

    Công ty địa ốc này được đăng ký kinh doanh ở trụ sở 389 Hai Bà Trưng, quận 3, cùng địa điểm trụ sở chính với Công ty TNHH đầu tư và phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group.

    Tuy nhiên cập nhật mới nhất cũng cho thấy, Công ty cổ phần Địa ốc quốc tế Mỹ Châu không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.

    Mỹ Châu Pharmacy ra sao sau khi bà chủ bị bắt?
    Mỹ Châu Pharmacy vốn là một trong những tên tuổi nổi tiếng ở TP.HCM.

    Dưới sự “chèo lái” của bà Mỹ Châu, từ một nhà thuốc nhỏ trên đường Hai Bà Trưng, Mỹ Châu Pharmacy hiện diện ở nhiều vị trí, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành TP.HCM.

    Năm 2016, Công ty quản lý Quỹ đầu tư Saigon Asset Management Corporation (SAM) từng ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu.

    Theo đó, SAM đầu tư một khoản tương đương 15% cổ phần để trở thành đối tác chiến lược tham gia vào hội đồng quản trị của Mỹ Châu. Việc hợp tác có tính chiến lược này nằm trong định hướng mở rộng quy mô hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu.

    Tuy nhiên sau đó báo chí cũng rầm rộ đưa tin đại diện quỹ SAM đã lên tiếng về khoản đầu tư vào nhà thuốc Mỹ Châu đã mất trắng.

    Đến ngày 7-11, ít hôm sau khi bà chủ Mỹ Châu bị bắt, Tuổi Trẻ Online ghi nhận tại khu vực “chợ thuốc” trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM, nhà thuốc Mỹ Châu Pharmacy cửa đóng then cài.

    Một người dân bán hàng ăn bên cạnh nhà thuốc Mỹ Châu cho biết: “Hôm qua còn rao bảng giảm giá đến 60%, nhưng không ai vào. Nhân viên cũng chỉ thấy 1-2 người. Hôm nay đóng cửa, chắc có việc nhà!?”, người này nói.

    Ngoài trụ sở chính ở quận 1, nhà thuốc Mỹ Châu còn có chuỗi hệ thống nhà thuốc, có mặt ở nhiều vị trí, chủ yếu tập trung ở TP.HCM, như quận 12, quận 10, quận Tân Bình…

    Tương tự, nhà thuốc Mỹ Châu 16 (đường 3 Tháng 2, quận 10), một số người dân nơi đây cũng thông tin hôm nay cũng là ngày đầu nhà thuốc này đóng cửa.

    Trong khi đó, vào website nhathuocmychau.com, trang này không hoạt động với dòng thông báo “Website đang bảo trì. Quý khách vui lòng quay lại sau”.

  • Vì sao cả nước nằm trong chủ trương sáp nhập, 2 tỉnh này lại “thoát n:ạ:n” dù vị trí không có gì đặc biệt, ở miền Bắc và miền Trung

    Vì sao cả nước nằm trong chủ trương sáp nhập, 2 tỉnh này lại “thoát n:ạ:n” dù vị trí không có gì đặc biệt, ở miền Bắc và miền Trung

    Từ khi thành lập tỉnh tới nay, Thái Bình và Thanh Hóa chưa từng bị chia tách, sáp nhập, đổi tên.

    Lần lại lịch sử, từ cuối năm 1831, vua Minh Mạng cho bỏ các dinh, trấn và thành lập các tỉnh. Vào năm 1832, cả nước có 31 tỉnh. Trong đó, Bắc Kỳ (cách gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ có từ khoảng năm 1834) có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.

    Trung Kỳ gồm 11 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và phủ Thừa Thiên.

    Nam Kỳ có 6 tỉnh là Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

    Thanh Hoá sẽ “sánh bước” cùng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh

    Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm thành lập các tỉnh ở Việt Nam. Thời gian dài sau đó nước ta có nhiều thay đổi về địa giới hành chính các tỉnh, tên gọi các tỉnh cũng có nhiều thay đổi.

    Năm 1976, Việt Nam có 38 tỉnh thành rồi tiếp tục trải qua rất nhiều lần chia tách, sáp nhập, ổn định với 63 tỉnh, thành từ năm 2004 tới nay.

    Hầu hết các tỉnh đều đã từng bị chia tách, sáp nhập, đổi tên. Chỉ có hai tỉnh Thái Bình và Thanh Hóa từ ngày thành lập thời phong kiến đến nay không bị chia tách, sáp nhập. Đây là chuyện khá kỳ lạ nhưng cũng không khó giải thích.

     Với tỉnh Thanh Hóa, vào đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc nguyên thủy đã có mặt trên địa bàn rất rộng từ miền núi đến đồng bằng, ven biển.

    Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, Trấn Thanh Đô, được cho là tương đương với vùng đất Thanh Hóa ngày nay, do vua Trần Thuận Tông đặt tên vào năm 1397, gồm 3 châu và 7 huyện.

    Thời Lê Trung Hưng (1553-1788) gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa. Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa.

    Tên “trấn Thanh Hoa” được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mệnh thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên gọi “tỉnh Thanh Hoa” có từ đây.

    Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) lại đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử, địa dư của Thanh Hóa khá ổn định, hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách lớn.

    Theo Nghị quyết số 1238/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025, từ ngày 1/1 năm nay tỉnh Thanh Hóa có 26 đơn vị hành chính cấp huyện (22 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố); 547 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 452 xã, 63 phường và 32 thị trấn). Trong đó, huyện Thường Xuân có diện tích lớn nhất và TP Thanh Hóa có dân số đông đúc nhất.

    Hai thành phố là Thanh Hóa và Sầm Sơn. Thị xã Nghi Sơn và thị xã Bỉm Sơn.

    Các huyện gồm: Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Hậu Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Hà Trung, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Thanh, Thường Xuân, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.

    Với 11.129,5km2, Thanh Hóa hiện là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 ở Việt Nam (sau các tỉnh Nghệ An – lớn nhất với 16.490,25km2; Gia Lai; Sơn La và Đắk Lắk).

    Về tỉnh Thái Bình, ngày 21/3/1890 toàn quyền Pháp ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình bao gồm các huyện: Thanh Quan, Thụy Anh, Ðông Quan, Trực Ðịnh (trước là Chân Ðịnh), Thư Trì, Vũ Tiên, Tiền Hải, Phụ Dực, Quỳnh Côi và huyện Thần Khê.

    Năm Thành Thái thứ 6 (1894) cắt thêm 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (thuộc tỉnh Hưng Yên) nhập trở lại Thái Bình. Ðến lúc này tỉnh Thái Bình với tư cách là một tỉnh – đơn vị hành chính độc lập – bao gồm 3 phủ với 12 huyện, 90 tổng, 802 làng, xã với số dân gần 162.000 người.

    Năm 1946, HĐND tỉnh Thái Bình quyết định bỏ đơn vị tổng, đổi phủ thành huyện. Toàn tỉnh lúc này được chia thành 12 huyện, một thị xã với 829 xã, thôn.

    Ngày 17/6/1969, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện: Hợp nhất hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực thành huyện Quỳnh Phụ; hợp nhất huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà; hợp nhất huyện Ðông Quan và Tiên Hưng thành huyện Ðông Hưng; hợp nhất huyện Vũ Tiên và Thư Trì thành huyện Vũ Thư.

    Năm 1982 và năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định sáp nhập một số xã ở Vũ Thư và mở rộng địa giới hành chính của thị xã Thái Bình.

    Thái Bình được bao bọc bởi ba dòng sông lớn. Trong đó, phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định. Phía bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Phía đông là sông Hóa, giáp TP Hải Phòng. Phía đông là biển với trên 50km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ.

    Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đây là tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, bao gồm các cánh đồng bằng phẳng, xen kẽ các khu dân cư, mạng lưới sông ngòi chằng chịt.

    Tỉnh Thái Bình hiện có diện tích 1.586,3km2 (nằm trong nhóm 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam) và dân số trên 1,86 triệu người.

    GS.TS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho rằng trong lịch sử Thanh Hóa chỉ từng tách một phần ra thành tỉnh Ninh Bình ngày nay. Sở dĩ địa phương này chưa từng sáp nhập tỉnh lần nào do có diện tích tự nhiên quá rộng lớn, hội tụ đủ các địa hình.

    “Thanh Hóa là tỉnh lớn, địa bàn phức tạp, có địa hình từ miền núi, trung du, miền biển, nếu sáp nhập thêm vào nữa thì quản lý không hề đơn giản nên ít bị đụng tới”, ông Giang phân tích.

    Còn Thái Bình là một tỉnh “nước vây xung quanh”, trước khi có giao thông và cầu đường phát triển như bây giờ, theo ông Giang, Thái Bình là một hòn đảo, vùng đất bãi bồi, đất đai cứ bồi đắp mở rộng thêm mỗi năm.

    “Có thể coi Thái Bình là tỉnh phát triển trong quá trình khai hoang, trong khi các tỉnh xung quanh đều có cơ cấu tương đối ổn định rồi nên không bị xem xét sáp nhập”, ông Giang nhận định.

  • NҺà có 3 cȃү cảпҺ, 10 пgườι 9 kẻ gιàu có: Có 1 cȃү tҺȏι cũпg PҺúc Lộc ƌoпg ƌầү

    NҺà có 3 cȃү cảпҺ, 10 пgườι 9 kẻ gιàu có: Có 1 cȃү tҺȏι cũпg PҺúc Lộc ƌoпg ƌầү

    Theo người xưa, trong gia ᵭình nḗu có 1 sṓ cȃy cảnh tài ʟộc, may mắn sẽ có ʟợi cho phong thủy gia ᵭình, chiêu may, rước ʟộc.

    Trong phong thủy, cȃy xanh ⱪhȏng chỉ mang ʟại ⱪhȏng gian trong ʟành mà còn có tác dụng thu hút tài ʟộc, vận ⱪhí tṓt cho gia chủ. Người xưa vẫn nói: “Nhà có cȃy quý, ʟộc ᵭầy sȃn”, ᵭặc biệt ⱪhi trṑng 3 ʟoại cȃy này, 10 người thì 9 ⱪẻ giàu sang, ʟàm ăn phất ʟên như diḕu gặp gió. Chỉ cần sở hữu một trong ba cȃy này, gia ᵭình cũng ᵭủ hưởng phúc ʟộc dṑi dào.

    Đồ nội thất thông minh

    1. Cȃy Kim Tiḕn – Thu hút tài ʟộc, phú quý bḕn ʟȃu

    Nhà có 3 cȃy cảnh, 10 người 9 ⱪẻ giàu có: Có 1 cȃy thȏi cũng Phúc Lộc ᵭong ᵭầy

    Nhà có 3 cȃy cảnh, 10 người 9 ⱪẻ giàu có: Có 1 cȃy thȏi cũng Phúc Lộc ᵭong ᵭầy

    Đồ nội thất thông minh

    Cȃy Kim Tiḕn ʟà một trong những ʟoại cȃy cảnh phong thủy phổ biḗn nhất, tượng trưng cho sự phát ᵭạt và thịnh vượng. Theo quan niệm phong thủy, cȃy có ʟá xanh dày, mọng nước, ᵭại diện cho tiḕn bạc dṑi dào, cuộc sṓng sung túc.

    • Ý nghĩa phong thủy: Đặt cȃy Kim Tiḕn trong nhà, ᵭặc biệt ở phòng ⱪhách hoặc bàn ʟàm việc giúp gia tăng vận ⱪhí, thu hút tài ʟộc, ʟàm ăn phát ᵭạt.
    • Cách chăm sóc: Cȃy Kim Tiḕn dễ sṓng, ít cần tưới nước nhưng vẫn nên ᵭặt ở nơi có ánh sáng nhẹ ᵭể duy trì sinh ⱪhí.

    2. Cȃy Trầu Bà – Giữ của, vượng tài, giúp gia chủ phất ʟên

    Cȃy Trầu Bà ʟà một trong những ʟoại cȃy cảnh phổ biḗn, dễ chăm sóc và mang ý nghĩa phong thủy tṓt ᵭẹp. Cȃy có ⱪhả năng hút tài ʟộc, giúp gia chủ giữ tiḕn của, gia tăng vượng ⱪhí.

    • Ý nghĩa phong thủy: Cȃy Trầu Bà giúp gia ᵭình ʟàm ăn thuận ʟợi, tránh thất thoát tài sản, ᵭặc biệt thích hợp cho người ʟàm ⱪinh doanh.
    • Đồ nội thất thông minhCách chăm sóc: Cȃy dễ sṓng, phát triển tṓt trong mȏi trường ít sáng, thích hợp ᵭể bàn hoặc treo tường.

    3. Cȃy Hoa Giấy – Bảo vệ gia chủ, mang ʟại hạnh phúc

    Nhà có 3 cȃy cảnh, 10 người 9 ⱪẻ giàu có: Có 1 cȃy thȏi cũng Phúc Lộc ᵭong ᵭầy

    Nhà có 3 cȃy cảnh, 10 người 9 ⱪẻ giàu có: Có 1 cȃy thȏi cũng Phúc Lộc ᵭong ᵭầy

    Cȃy Hoa Giấy ⱪhȏng chỉ ʟàm ᵭẹp ⱪhȏng gian sṓng mà còn có tác dụng phong thủy mạnh mẽ. Theo quan niệm dȃn gian, Hoa Giấy giúp xua ᵭuổi tà ⱪhí, bảo vệ ngȏi nhà ⱪhỏi ᵭiḕu xui rủi.

    • Ý nghĩa phong thủy: Trṑng cȃy Hoa Giấy trước nhà sẽ mang ʟại sự bình yên, thịnh vượng, giúp gia ᵭình hòa thuận, hạnh phúc.
    • Cách chăm sóc: Cȃy dễ trṑng, phát triển mạnh mẽ, chỉ cần ᵭủ nắng và tưới nước ᵭḕu ᵭặn.

    Dù ⱪhȏng cần sở hữu cả ba ʟoại cȃy trên, chỉ cần một cȃy phù hợp với bản mệnh và ⱪhȏng gian sṓng, gia chủ cũng có thể thu hút tài ʟộc, vận ⱪhí tṓt. Cȃy xanh ⱪhȏng chỉ mang ʟại sự may mắn mà còn giúp gia ᵭình hòa thuận, cuộc sṓng an nhiên, sung túc.

  • Mẹ bầu sinh năm 1990 đã đẻ ra một ‘đứa con thạch’, người bố đi cùng sợ không dám bế con nhưng bác sĩ lại chúc mừng

    Mẹ bầu sinh năm 1990 đã đẻ ra một ‘đứa con thạch’, người bố đi cùng sợ không dám bế con nhưng bác sĩ lại chúc mừng

    Mẹ bầu sinh năm 1990 đã đẻ ra một ‘đứa con thạch’, người bố đi cùng sợ không dám bế con nhưng bác sĩ lại chúc mừng

     

    Mạng xã hội Trung Quốc từng xôn xao câu chuyện về một ông bố khi được nữ hộ sinh trao cho đứa con sơ sinh chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối, người bố này đã sợ hãi đến mức không dám cả bế con.

    1. Trẻ sơ sinh sinh ra trong “bọc điều”, người bố sợ hãi, bác sĩ lại chúc mừng

    Để được chứng kiến khoảnh khắc con đến với thế giới này nhiều ông bố đã lựa chọn đi vào phòng sinh đồng hành cùng vợ trong quá trình vượt cạn. Một ông bố trẻ người Trung Quốc cũng đã lựa chọn điều ý nghĩa này. Khi vợ chuyển dạ, anh đã cùng vào phòng sinh, động viên vợ rất nhiều nhằm giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

    Quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ, nhưng khi nữ hộ sinh bế đứa trẻ sơ sinh ra, người chồng phát hiện toàn bộ cơ thể đứa trẻ sơ sinh được bao bọc trong một lớp màng trong suốt, trông như một “viên thạch”. Người bố có mặt trong phòng sinh khi nhìn thấy cảnh tượng này đã hốt hoảng, không dám chạm vào đứa con mới sinh của mình.

    Đẻ bọc điều, trẻ sơ sinh sinh ra trong bọc ối, bọc ối

    Trẻ được sinh ra trong bọc điều là trường hợp rất hiếm.

    Thế nhưng, bác sĩ lại cười và nói: “Chúc mừng, anh đã có một đứa con đẻ bọc điều may mắn”. Hóa ra, lớp màng trong suốt đó chính là “bọc điều” hay còn gọi là túi ối của bé. Rất hiếm khi trẻ sơ sinh chào đời với túi ối còn nguyên vẹn.

    Nhiều bậc cha mẹ mới thường sẽ ngạc nhiên và không biết cách xử lý khi nhìn thấy một “em bé bọc điều” như vậy. Thực ra, không cần quá lo lắng trong tình huống này. Túi ối là một màng mỏng bảo vệ em bé khỏi môi trường bên ngoài, đồng thời cung cấp một không gian an toàn cho bé phát triển trong nước ối của mẹ.

    2. “Đẻ bọc điều” là gì?

    “Bọc điều” chính là bọc nước ối – túi màng chứa đựng chất lỏng bao quanh thanh nhi. Một bọc điều có 2 lớp bọc, được gọi là màng ối và màng đệm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Với lớp màng này, thai nhi được hình thành và phát triển trong không gian kín. Túi ối cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi thông qua dây rốn. Ngay cả khi em bé được bao bọc bởi màng ối, bé vẫn nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết từ mẹ.

    Đẻ bọc điều, trẻ sơ sinh sinh ra trong bọc ối, bọc ối

    (Ảnh minh họa)

    “Đẻ bọc điều” là hiện tượng hiếm gặp khi em bé chào đời còn nguyên cơ thể nằm trong bọc ối như lúc nằm trong tử cung mẹ hoặc một phần cơ thể bé được bao bọc bởi bọc ối. Được biết hầu hết trẻ sinh ra sẽ không còn trong túi ối, rất hiếm trường hợp trẻ sinh ra trong túi ối vẫn còn nguyên vẹn. Những em bé được sinh ra trong tình trạng vẫn còn nguyên trong bọc ối, dân gian gọi là “bọc điều” là cực kỳ hiếm, với tỉ lệ chỉ 80.000 trường hợp có 1 và được xem là điềm lành ở cả Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới.

    3. Cách phòng ngừa tình trạng rách màng ối sớm

    Trong quá trình phát triển của thai nhi, túi ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ. Nó giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng từ bên ngoài và chống lại các va đập vật lý, tạo ra một môi trường an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, nếu chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong suốt thai kỳ tốt, màng ối sẽ có tính đàn hồi và độ bền cao hơn, giảm nguy cơ bị rách. Điều này giải thích tại sao có một số em bé được sinh ra với túi ối nguyên vẹn.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có bà mẹ gặp phải tình trạng rách màng ối sớm, điều này có thể gây nguy hiểm và cần được chú ý.

    Đẻ bọc điều, trẻ sơ sinh sinh ra trong bọc ối, bọc ối

    (Ảnh minh họa)

    Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, việc phòng ngừa rách màng ối sớm là rất quan trọng. Các bà mẹ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách:

    Thường xuyên đi khám thai: Điều này giúp bác sĩ kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

    Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Nếu cảm thấy có chất lỏng chảy ra từ âm đạo hoặc đau bụng bất thường, cần đến bệnh viện ngay lập tức.

    Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý: Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường độ bền của túi ối.

    Tránh hoạt động mạnh và căng thẳng: Duy trì chế độ vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ sẽ giúp giảm nguy cơ rách màng ối.

    Giữ vệ sinh cá nhân: Đảm bảo sạch sẽ, tránh nhiễm trùng để bảo vệ cả mẹ và bé.

    Tóm lại, túi ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi. Các bà mẹ cần chú ý duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ và theo dõi kỹ càng để đảm bảo sự an toàn cho bé yêu.

  • Bát hương phạm 5 đại kỵ này, con cháu làm vất vả quanh năm vẫn nghèo

    Bát hương phạm 5 đại kỵ này, con cháu làm vất vả quanh năm vẫn nghèo

    Đây là 5 đại kỵ chớ nên phạm phải khi bài trí bát hương trên bàn thờ.

    Nếu bát hương được đặt sai vị trí hoặc phạm phải những điều kiêng kỵ, gia chủ có thể gặp phải những tai họa, công việc không thuận lợi, tài chính khó tích lũy và gia đình dễ xảy ra mâu thuẫn.

    Dấu hiệu bát hương phạm đại kỵ trong phong thủy

    Bát hương bị xê dịch, không vững chãi: Bát hương cần được đặt cố định. Nếu bát hương bị di chuyển, lệch hướng hoặc không ngay ngắn, đó là dấu hiệu cho thấy gia đạo bất an, tài lộc khó tụ.

    Tro trong bát hương đầy tràn, không được dọn dẹp: Tro bát hương nếu lâu ngày không thay mới sẽ tích tụ năng lượng xấu, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

    Bát hương nứt vỡ: Nếu bát hương bị nứt hoặc vỡ mà không được thay mới, đó là đại kỵ, tượng trưng cho sự đổ vỡ trong mối quan hệ gia đình và tài lộc.

    Bát hương bị xê dịch, không vững chãi: Bát hương cần được đặt cố định

    Đặt bát hương trực tiếp trên bàn thờ mà không có đế: Việc không đặt đế dưới bát hương làm mất đi sự tôn nghiêm và gây mất cân bằng trong phong thủy.

    Bát hương không được thờ cúng thường xuyên: Nếu việc thờ cúng bị bỏ bê, khói hương lạnh lẽo, đây là dấu hiệu gia đình không được che chở và bảo vệ.

    Cách hóa giải bát hương phạm đại kỵ

    Kiểm tra và cố định bát hương: Gia chủ cần đảm bảo bát hương luôn được đặt ở vị trí cố định và vững chãi.

    Dọn dẹp tro bát hương định kỳ: Nên dọn sạch tro bát hương vào cuối năm, đảm bảo không để tro đầy tràn.

    Gia chủ cần đảm bảo bát hương luôn được đặt ở vị trí cố định và vững chãi.

    Thay bát hương mới khi bị nứt, vỡ: Nếu bát hương bị nứt hoặc vỡ, gia chủ cần thay ngay bát hương mới theo đúng nghi thức.

    Thường xuyên thắp hương, thờ cúng: Gia chủ cần duy trì việc thắp hương thường xuyên và bày biện đồ lễ trang trọng để thể hiện lòng thành kính.

    Những lưu ý quan trọng khi lập và thờ bát hươngChọn bát hương đúng chất liệu: Bát hương nên được làm từ gốm sứ hoặc đồng, vì đây là những chất liệu bền và có giá trị phong thủy cao. Tránh sử dụng bát hương làm từ chất liệu dễ hư hỏng.

    Bốc bát hương đúng cách: Việc bốc bát hương cần được thực hiện bởi người có tâm đức và am hiểu các nghi lễ thờ cúng.

    Vị trí đặt bát hương: Bát hương phải được đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ, không bị che khuất, để đảm bảo sự tôn nghiêm và phù hợp với phong thủy.

    Hệ quả khi bát hương phạm đại kỵ

    Tài lộc tiêu tán: Gia đình có thể làm nhiều nhưng tài chính vẫn khó khăn, thậm chí rơi vào nợ nần.

    Gia đạo bất an: Mâu thuẫn, lục đục trong gia đình sẽ xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến tình cảm các thành viên.

    Sức khỏe suy giảm: Các thành viên trong gia đình dễ gặp phải bệnh tật, tai họa bất ngờ.

    Bát hương là vật linh thiêng, gắn liền với bàn thờ gia tiên. Nếu bát hương phạm phải đại kỵ, không chỉ vận khí mà tài lộc và sức khỏe của gia đình cũng sẽ bị suy giảm. Chính vì vậy, gia chủ cần hết sức chú ý, kiểm tra thường xuyên và có biện pháp hóa giải kịp thời. Sự thành tâm và việc tuân thủ đúng phong thủy sẽ luôn mang đến may mắn, phúc lộc cho gia đình.

  • Vợ chồng thương nhau thường xưng hô theo 5 cách này, về sau ở bên nhau đến già

    Vợ chồng thương nhau thường xưng hô theo 5 cách này, về sau ở bên nhau đến già

    Đây là cách xưng hô cũng những cặp vợ chồng hạnh phúc, hãy lưu ý.

    Xưng hô “Anh/Em” – Lời gọi ngọt ngào

    Cách xưng hô “anh/em” là một trong những cách dễ thương và gần gũi nhất giữa các cặp đôi. Nó không chỉ mang lại cảm giác thân thuộc mà còn tạo nên sự ấm áp, giúp mối quan hệ thêm bền chặt.

    Đặc biệt, trong những lúc tranh luận hay giận dỗi, lời gọi “anh/em” nhẹ nhàng có thể hóa giải mọi căng thẳng, giúp cả hai cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu nhau hơn.

    Biệt danh đặc biệt – Dấu ấn riêng của tình yêu

    Gọi nhau bằng biệt danh riêng là một cách thể hiện sự quan tâm và tạo dấu ấn đặc biệt trong tình yêu. Những biệt danh này chỉ người bạn đời mới có thể gọi, mang lại cảm giác gần gũi và gắn kết.

    Việc xưng hô bằng biệt danh không chỉ giúp mối quan hệ trở nên thú vị mà còn giữ cho tình yêu luôn tươi mới, trẻ trung và tràn đầy niềm vui.
    Gọi nhau bằng biệt danh riêng là một cách thể hiện sự quan tâm và tạo dấu ấn đặc biệt trong tình yêu.

    Gọi nhau bằng biệt danh riêng là một cách thể hiện sự quan tâm và tạo dấu ấn đặc biệt trong tình yêu.

    “Chồng ơi, vợ ơi” – Lời gọi đầy yêu thương

    Những câu gọi như “chồng ơi”, “vợ ơi” hay “anh ơi”, “em ơi” thể hiện sự gắn bó và yêu thương sâu sắc. Đây không chỉ là cách thể hiện sự quan tâm mà còn mang đến cảm giác an yên, hạnh phúc cho đối phương.

    Sau một ngày dài mệt mỏi, chỉ cần nghe lời gọi thân thương từ người mình yêu, mọi căng thẳng dường như tan biến. Các cặp đôi thường xuyên xưng hô như vậy không chỉ giữ lửa hạnh phúc mà còn giúp mối quan hệ ngày càng bền vững hơn.

    “Bố nó – Mẹ nó” – Lời gọi gắn kết gia đình

    Trong những gia đình hạnh phúc, cách xưng hô “bố nó/mẹ nó” hoặc kết hợp với tên con như “bố Táo ơi/mẹ Táo ơi” mang một ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ thể hiện sự gắn bó, cách gọi này còn phản ánh tình cảm khăng khít và sự hòa hợp trong gia đình.
    Trong những gia đình hạnh phúc, cách xưng hô “bố nó/mẹ nó” hoặc kết hợp với tên con như “bố Táo ơi/mẹ Táo ơi” mang một ý nghĩa đặc biệt.

    Trong những gia đình hạnh phúc, cách xưng hô “bố nó/mẹ nó” hoặc kết hợp với tên con như “bố Táo ơi/mẹ Táo ơi” mang một ý nghĩa đặc biệt.

    Khi xưng hô như vậy, vợ chồng ngầm khẳng định rằng gia đình là ưu tiên hàng đầu. Đây là dấu hiệu của sự yêu thương, trân trọng lẫn nhau và trách nhiệm với tổ ấm, đặc biệt là với con cái. Chỉ những cặp đôi thực sự gắn kết sâu sắc mới thường xuyên sử dụng cách gọi này.

    “Cậu – Tớ” – Trẻ trung và gần gũi

    Cách xưng hô “cậu – tớ” mang đến sự trẻ trung, vui vẻ và gần gũi, phù hợp không chỉ với những cặp đôi đang yêu hay mới cưới mà còn cả những vợ chồng đã bên nhau nhiều năm.

    Lời gọi này thể hiện sự trân trọng, chút hóm hỉnh và tinh thần bình đẳng trong mối quan hệ. Dù trải qua bao năm tháng, việc xưng hô như vậy giúp tình cảm luôn tươi mới, góp phần xua tan căng thẳng trong cuộc sống và làm cho mối quan hệ ngày càng bền chặt.