Blog

  • Đường sắt VN nói về việc xử lý 2 phụ nữ thả dáng khiến tàu hỏa phanh gấp

    Đường sắt VN nói về việc xử lý 2 phụ nữ thả dáng khiến tàu hỏa phanh gấp

    Liên quan đến trường hợp 2 phụ nữ ”thả dáng” trên đường tàu, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, người có hành vi đi, đứng, nằm, ngồi… trên đường sắt có thể bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.

    Ngày 15/03/2025 báo Vietnamnet đưa tin “Đường sắt VN nói về việc xử lý 2 phụ nữ thả dáng khiến tàu hỏa phanh gấp”. Nội dung chính như sau: 

    Chiều 15/3, trao đổi với VietNamNet, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ trường hợp 2 người phụ nữ “thả dáng” trên đường ray khi tàu hỏa đến gần.

    Sự việc diễn ra vào khoảng 17h20 ngày 12/3 tại khu gian Hướng Lại – Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Đoàn tàu 3206 đang đi tới km54 thì xuất hiện 2 người phụ nữ thản nhiên bước trên đường ray chụp ảnh, mặc cho lái tàu phải phanh gấp và kéo còi liên tục.

    Sự việc khiến người xem thót tim và phẫn nộ. Theo clip lan truyền, một người trên tàu không kim nổi bức xúc đã hắt ca nước xuống đường nơi 2 người thả dáng vừa rời khỏi đường tàu trong gang tấc.

    Hai phụ nữ chụp ảnh trên đường tàu gây phẫn nộ. Ảnh cắt từ clip

    Khi tàu chỉ cách khoảng 10m, người phụ nữ mặc váy đen mới nhảy xuống khỏi đường ray. Vụ việc chưa gây thiệt hại về người và tàu nhưng đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, nếu lái tàu không phát hiện, kịp thời xử lý thì nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn. Trong đó, nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu ý thức, không tuân thủ quy định pháp luật giao thông của 2 người phụ nữ này.

    Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tại khoản 1, Điều 47, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 60.000 đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.

    Ngoài ra, một số hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt còn được nêu rõ tại khoản 1, Điều 49, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm như:

    Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ;

    Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;

    Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;

    Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ;

    Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;

    Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.

    Đây không phải trường hợp đầu tiên người dân thản nhiên đi vào đường ray tàu hỏa. Điển hình của tình trạng này đã xảy ra tại phố cà phê đường tàu (phố Phùng Hưng, Hà Nội).

    Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhấn mạnh, đường sắt là khu vực nguy hiểm, người đi bộ xâm nhập có thể gây tai nạn nghiêm trọng.

    “Nếu vi phạm gây tai nạn hoặc làm hư hỏng công trình đường sắt, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự tùy theo mức độ thiệt hại.

    Người vi phạm nếu bị phát hiện sẽ bị lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông hoặc nhân viên đường sắt nhắc nhở và xử phạt theo quy định”, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khuyến cáo.

    Được biết, nhằm hạn chế tai nạn, ngành đường sắt đã lắp đặt hàng rào, biển cảnh báo và tuyên truyền để hạn chế người dân xâm nhập trái phép, nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra.

    Ngày 14/03/2025 báo Tuổi trẻ đưa tin “Vượt đèn đỏ 7 lần, nữ tài xế xe tải bị phạt 133 triệu đồng”. Nội dung chính như sau: 

    Nữ tài xế vượt đèn đỏ 7 lần trong 2 tuần bị xử phạt 133 triệu đồng – Ảnh: Công an Thái Bình

    Ngày 14-3, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thái Bình cho biết cùng ngày đã ra quyết định xử phạt hành chính 133 triệu đồng đối với một nữ tài xế xe tải biển kiểm soát Nam Định do liên tiếp vượt đèn đỏ 7 lần trong vòng 2 tuần. Ngoài ra, tài xế này cũng bị trừ 4 điểm trên giấy phép lái xe theo quy định.

    Theo thông tin từ Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thái Bình, phương tiện vi phạm là xe tải mang biển số 18C-124xx. Lái xe là nữ (23 tuổi, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

    Theo dữ liệu trích xuất từ hệ thống camera giám sát, xe tải này đã 7 lần vượt đèn đỏ tại cùng một vị trí – nút giao giữa đường tránh S1 với đường tỉnh ĐT.454 (ngã tư Tân Bình, TP Thái Bình).

    Cụ thể, từ ngày 19 đến ngày 25-2, xe này vi phạm 5 lần. Từ ngày 26-2 đến ngày 4-3, xe tiếp tục vi phạm thêm 2 lần.

    Làm việc với cơ quan chức năng, nữ tài xế thừa nhận đã vi phạm nhiều lần khi chở cơm từ Nam Định đến một công ty trong Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh (TP Thái Bình).

    Nữ tài xế cho biết do không chú ý quan sát tín hiệu đèn giao thông và nhầm tưởng được phép rẽ trái khi đèn đỏ, dẫn đến liên tục vi phạm.

    Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, nữ tài xế cam kết tuân thủ quy định giao thông và chấp hành nộp phạt theo quy định.

    Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã lập biên bản xử phạt hành chính với mức phạt 133 triệu đồng, trừ 4 điểm trên giấy phép lái xe và tạm giữ bằng lái cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt.

    Gắn đèn rẽ phải khi đèn đỏ: Không phải giao lộ nào cũng được

    Trên thực tế, việc lắp đặt tín hiệu này không phải là quy định bắt buộc, mà phụ thuộc vào tình hình giao thông thực tế của từng khu vực.

  • Đang khỏe mạnh mẹ tôi bất ngờ nhận được 1 ‘món tiền’ từ BHYT, hóa ra nhiều người cũng được mà không hề hay biết!

    Đang khỏe mạnh mẹ tôi bất ngờ nhận được 1 ‘món tiền’ từ BHYT, hóa ra nhiều người cũng được mà không hề hay biết!

    Không nhiều người biết rằng, trong một số trường hợp nhất định, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) có thể được hoàn trả tiền đã đóng. Câu chuyện của mẹ tôi là một minh chứng cho quyền lợi này.

    Ngày  15/03/2025, báo Phụ nữ số đưa tin “Đang khỏe mạnh mẹ tôi bất ngờ nhận được 1 “món tiền” từ BHYT, hóa ra nhiều người cũng được mà không hề hay biết!”. Nội dung chính như sau: 

    Mẹ tôi bất ngờ khi được hoàn tiền bảo hiểm y tế

    Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, đã nghỉ hưu từ năm ngoái. Vì lo cho sức khỏe, bà luôn duy trì mua BHYT hộ gia đình mỗi năm, dù chưa từng phải nằm viện hay sử dụng thẻ BHYT nhiều. Gia đình tôi luôn quan niệm rằng, có bảo hiểm vẫn hơn, bởi sức khỏe là điều không thể lường trước.

    Tuy nhiên, đầu năm 2025, khi tôi đến cơ quan bảo hiểm để làm thủ tục gia hạn thẻ BHYT cho mẹ, nhân viên ở đó bất ngờ thông báo rằng bà thuộc diện được hoàn trả một phần tiền đã đóng. Tôi khá ngạc nhiên, bởi bao nhiêu năm nay gia đình tôi vẫn đều đặn mua bảo hiểm, nhưng chưa từng nghe nói đến chuyện được nhận lại tiền.

    Hình minh họa.

    Sau khi tìm hiểu kỹ, tôi mới biết rằng mẹ tôi thuộc trường hợp được Nhà nước cấp thẻ BHYT diện hưởng lương hưu, tức là Nhà nước sẽ đóng hoàn toàn bảo hiểm cho bà. Vì vậy, số tiền mà mẹ tôi đã tự đóng theo diện hộ gia đình sẽ được hoàn trả từ thời điểm thẻ BHYT mới có hiệu lực.

    Thông tin này khiến gia đình tôi rất bất ngờ. Dù sao, việc được hoàn lại một phần tiền cũng giúp gia đình tôi thấy chính sách BHYT thực sự có lợi cho người dân.

    Những trường hợp được hoàn tiền BHYT

    Không chỉ có mẹ tôi, thực tế, có rất nhiều người cũng thuộc diện được hoàn tiền bảo hiểm y tế nhưng không hề hay biết.

    Hoàn trả tiền đóng BHYT được quy định tại Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, theo đó người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:

    (1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008);

    (2) Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;

    (3) Qua đời trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

    Trường hợp của mẹ tôi vì đã tự đóng BHYT theo hộ gia đình nhưng sau đó lại được cấp thẻ BHYT miễn phí nên được hoàn trả. Ngoài những người về hưu, các đối tượng như người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ tiền BHYT đều thuộc diện này.

    Hình minh họa.

    Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:

    “Cứ nghĩ có bảo hiểm y tế, tôi đến viện mới biết mình không được chi trả”: 12 trường hợp BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán

    + Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại điểm.

    + Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại điểm.

    + Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại điểm.

    Làm sao để nhận tiền BHYT hoàn trả?

    Sau khi biết mẹ tôi đủ điều kiện được hoàn tiền, tôi lập tức tìm hiểu thủ tục để tránh mất thời gian. Quá trình này hóa ra cũng không quá phức tạp:

    Tôi đến cơ quan BHXH tại địa phương, xin mẫu đơn “TK1-TS – mẫu đơn yêu cầu hoàn tiền BHYT”. Kèm theo đó, tôi chuẩn bị CMND/CCCD, thẻ BHYT cũ và mới, cùng biên lai đóng tiền bảo hiểm trước đó. Sau khi hoàn tất hồ sơ, tôi nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội và nhận giấy hẹn.

    Chỉ sau khoảng một tháng, mẹ tôi nhận lại được số tiền tương ứng với thời gian chưa sử dụng thẻ BHYT cũ. Dù số tiền không quá lớn, nhưng điều quan trọng là gia đình tôi cảm thấy quyền lợi của mình được đảm bảo, và mẹ tôi không bị thiệt thòi.

    Hi vọng trường hợp của gia đình tôi sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền lợi của BHYT!

    Ngày 16/03/2025 Thời báo VHNT đưa tin “Tin vui: Từ 1/7, đối tượng này được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tăng 38,9%” Nội dung chính như sau: 

    Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021, quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Thông qua Nghị định này, Chính phủ chính thức điều chỉnh mức trợ cấp xã hội, tăng 38,9% cho 8 nhóm đối tượng hiện đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

    Theo đó, mức chuẩn trợ cấp xã hội sẽ được điều chỉnh từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, áp dụng từ ngày 1/7/2024. Việc tăng trợ cấp này không chỉ là một biện pháp tăng cường hỗ trợ về mặt tài chính mà còn nhằm cải thiện đời sống cho các đối tượng bảo trợ xã hội, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Mức trợ cấp mới giúp các đối tượng này có điều kiện sống tốt hơn và thể hiện cam kết của Nhà nước trong việc bảo đảm công bằng xã hội và phúc lợi cho các nhóm yếu thế trong cộng đồng.

    Để hiểu rõ hơn về những đối tượng sẽ được hưởng lợi từ chính sách này, dưới đây là danh sách các nhóm đối tượng được nâng mức trợ cấp:

    – Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng: Đây là nhóm trẻ em đặc biệt khó khăn, bao gồm những trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi cha mẹ, hoặc có cha mẹ mất tích, đang bị giam giữ tại các cơ sở giáo dục hay trại giam.

    luong-huu-3

    – Trẻ em dưới 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề hoặc đại học: Những trẻ em trong diện bảo trợ xã hội này, dù đã đủ 16 tuổi, nhưng vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp cho đến khi kết thúc khóa học của mình, khôv ng quá 22 tuổi.

    – Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo: Các em này thuộc diện cần sự bảo trợ đặc biệt để giảm thiểu khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

    – Người sống trong hộ nghèo, cận nghèo, có con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con đang học tập: Đây là những người phụ nữ đơn thân, hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn đang nuôi con mà không có nguồn thu nhập ổn định.

  • 5 loại cây trồng thủy sinh đặt lên bàn thờ Thần Tài: Gia chủ giàu có chóng mặt, đó là cây gì?

    5 loại cây trồng thủy sinh đặt lên bàn thờ Thần Tài: Gia chủ giàu có chóng mặt, đó là cây gì?

    Cây hoa đồng tiền

    Cây hoa đồng tiền đúng như tên gọi của mình thể hiện cho tiền bạc nên khi đặt lên bàn thờ Thần Tài gia chủ sẽ vô cùng giàu có. Đặc biệt, cây hoa đồng tiền có nhiều màu sắc khác nhau nên có thể dễ dàng cho bạn lựa chọn. Chính vì vậy, trong nhà sẽ tăng tính thẩm mỹ hơn rất nhiều vừa mang lại giá trị về mặt phong thủy hút tài lộc.

    Cây phát lộc

    Cây phát lộc hay còn gọi là cây phất lộc, cây phất dụ. Đồng thời, cây cây này còn được gọi là cây trúc phú quý. Đặc biệt cây có thể được uốn theo sở thích của người trồng. Cây sinh trưởng tốt ở những nơi mát mẻ, ẩm thấp

    Cây phát lộc có thể thích nghi tốt ở trong nhà, văn phòng khi giúp lọc sạch không khí. Trong phong thủy, cây đặt trên bàn làm việc mang ý nghĩa giúp công việc thuận lợi, công danh sự nghiệp rộng mở, tiền vô như nước. Đặt trong nhà sẽ xua đi xui xẻo, đem lại bình an cho sức khỏe cả nhà.
    Cây trồng đặt lên bàn thờ may mắn giàu có

    Cây trồng đặt lên bàn thờ may mắn giàu có

    Cây kim ngân

    Trong phong thủy, cây kim ngân được xem là biểu tượng của tiền vàng, sự sung túc, giàu có. Cây cũng rất dễ chăm sóc, nên có thể trồng trong nhà, sân vường, phòng máy lạnh, vừa đem lại tài lộc, may mắn, vừa đuổi muỗi.Về vị trí đặt cây kim ngân tốt nhất là nên đặt ở phòng khách, hành lang hay đặt cạnh bàn thờ Thần tài, thổ công, những vị trí đón khí trong nhà, nơi làm việc.

    Cây phú quý

    Cây phú quý có phần rễ chùm, thân là những bẹ lá màu trắng hồng. Lá phú quý mỏng có viền màu hồng, bên trong màu xanh đậm. Là loại cây ưa bóng mát hơn nên có thể sống trong những nơi ít ánh sáng. Trong phong thủy, cây phú quý đem đến nhiều tài lộc, phú quý như tên gọi của chúng, ngoài ra còn giúp lọc sạch không khí.

    Vị trí đặt cây tốt nhất là ở phòng khách để hút tài lộc, may mắn. Nếu gia đình gặp nhiều chuyện không may thì có thể đặt ở bàn thờ để khởi tạo lộc may, đẩy lùi tà khí.
    Cây kim tiền đặt lên bàn thờ may mắn giàu có

    Cây kim tiền đặt lên bàn thờ may mắn giàu có

    Cây kim tiền

    Cây kim tiền là cây quen thuộc thường thấy trên bàn làm việc, văn phòng ở nhà, công ty, được nhiều người ưa chuộng. Cây có thân rễ, lá kép lông chim và thuôn về 2 đầu. Lá có màu xanh bóng, dày và cứng cáp nên rất đẹp. Trong phong thủy, cây kim tiền mang ý nghĩa chỉ sự sung túc, vươn cao nên nhiều người tin rằng khi trồng cây này sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa càng may mắn.

    * Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

  • Trà sữa Chagee bị kêu gọi tẩy chay vì ứng dụng chứa ‘đường lưỡi bò’

    Trà sữa Chagee bị kêu gọi tẩy chay vì ứng dụng chứa ‘đường lưỡi bò’

    Thương hiệu trà sữa Chagee, dự kiến khai trương tại Việt Nam trong thời gian tới, đang đối mặt với làn sóng tẩy chay từ cộng đồng sau khi người dùng phát hiện ứng dụng của hãng có chứa hình ảnh b

    15/03/2025, Thanh Niên đưa tin: “Trà sữa Chagee bị kêu gọi tẩy chay vì ứng dụng chứa ‘đường lưỡi bò’”, nội dung cụ thể như sau:

    Hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trên ứng dụng của trà sữa Chagee

    Từ tối 14.3, nhiều tài khoản trên mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh màn hình đăng nhập ứng dụng của thương hiệu trà sữa Chagee, trong đó xuất hiện bản đồ có các vạch đứt giống với “đường lưỡi bò” phi pháp. Đây là khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông của Việt Nam.

    Trước đó, vào ngày 7.3, fanpage chính thức của Chagee Việt Nam đã đăng đường dẫn ứng dụng cùng chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng tải phần mềm về máy di động trước khi khai trương. Tuy nhiên, sau khi sự việc bị phát hiện, đường link này đã không còn truy cập được. Trên kho ứng dụng App Store (iOS) đã không còn thấy ứng dụng trà sữa Chagee, trong khi với Play Store (Android), một số người dùng vẫn có thể tải về máy dù số khác không thấy.

    Trà sữa Chagee bị kêu gọi tẩy chay vì ứng dụng chứa 'đường lưỡi bò' - Ảnh 1.

    Ứng dụng chính thức của trà sữa Chagee chứa hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp

    Một số người dùng đã sử dụng thủ thuật chuyển vùng hoặc cài đặt tập tin APK để tải phiên bản app khu vực APAC của trà sữa Chagee. Lúc này, hình ảnh “đường lưỡi bò” vẫn xuất hiện trên màn hình đăng nhập.

    Làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội

    Ngay khi thông tin này lan truyền, fanpage Chagee Việt Nam bị tràn ngập bình luận phản đối. Nhiều bài đăng trên các diễn đàn, hội nhóm tiêu dùng cũng kêu gọi tẩy chay thương hiệu này trước cả khi cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức mở cửa.

    Một số người dùng bày tỏ sự thất vọng, cho biết trước đó họ rất mong chờ sự xuất hiện của Chagee tại Việt Nam do thương hiệu này khá phổ biến tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi phát hiện hình ảnh gây tranh cãi, họ tuyên bố sẽ không ủng hộ thương hiệu này.

    Trước phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, Chagee Việt Nam hiện chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào về vụ việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng bị gỡ khỏi các kho tải và đường dẫn liên quan không còn khả dụng cho thấy thương hiệu này đã có động thái điều chỉnh sau làn sóng phản đối từ người tiêu dùng Việt Nam.

    Chagee, tên tiếng Trung là Bá Vương Trà Cơ, là chuỗi trà sữa cao cấp được thành lập vào năm 2017 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Nhờ tập trung vào các loại trà sữa pha chế từ lá trà tươi, kết hợp cùng hình ảnh văn hóa trà truyền thống, thương hiệu này nhanh chóng mở rộng quy mô, đến năm 2024 đã có hơn 5.000 cửa hàng trên khắp Đông Á.

  • Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

    Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

    Như vậy, chỉ tròn 1 tháng kể từ ngày 14/2 – Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, phương án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập xã đã được định hình.

    Mỗi xã là một huyện nhỏ

    Tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ”.

    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin, trong đề án Chính phủ trình Bộ Chính trị hôm nay, khi bỏ cấp huyện, 1/3 nhiệm vụ của cấp huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã (cơ sở).

    Trước đó, tại cuộc họp ngày 11/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

    Chinhphu1.jpg
    Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh: VGP

    Có thể thấy phương án được Chính phủ trình Bộ Chính trị là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã (cơ sở), không còn cấp huyện. Trong đó sẽ sáp nhập một số tỉnh để cả nước còn khoảng hơn 30 tỉnh, thành và khoảng 2.000 xã thay vì có 63 tỉnh, thành và 10.035 xã như hiện nay.

    Nhìn lại quá trình chuẩn bị trong 1 tháng qua, có thể khẳng định sự quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo đúng phương châm “vừa chạy vừa xếp hàng” của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ.

    Cách đây 1 tháng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 126 giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; đồng thời định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Hai tuần sau đó, ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

    Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

    Đảng ủy Chính phủ được giao xây dựng đề án, trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

    “Thời cơ vàng”

    Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đã được đặt ra từ Nghị quyết 18, hội nghị lần thứ 6 khóa 12 năm 2017 (về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả).

    Một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy được Nghị quyết 18 nêu rõ: “Từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương”.

    Nghị quyết 27/2022 hội nghị lần thứ 6 Trung ương khóa 13 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới cũng nêu rõ: “Tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương”.

    Thực hiện chủ trương này, từ năm 2017 đến nay, cả nước đã tiến hành 2 đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào năm 2019-2021 và 2023-2025.

    Nhờ đó, số đơn vị hành chính cấp huyện giảm từ 713 xuống còn 696; số đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 11.162 xuống còn 10.035.

    Riêng về đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong hơn 7 năm qua vẫn giữ nguyên 63 tỉnh, thành. Có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và TP Huế vừa được nâng cấp vào cuối năm 2024.

    Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Viết Thông – nguyên Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, phương án Chính phủ đưa ra giảm khoảng 50% số tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp xã là hoàn toàn khả thi.

    W-nguyenvietthong.jpg
    PGS.TS Nguyễn Viết Thông – nguyên Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh: Trần Thường

    Bởi theo ông, trong lịch sử nước ta, ngay từ thời phong kiến cũng chỉ có 31 tỉnh, thành. Đến năm 1975, cả nước có 72 tỉnh, thành phố nhưng đến năm 1976 (sau Đại hội 4 của Đảng), nhiều tỉnh, thành được sáp nhập còn lại 38 tỉnh, thành phố với 400 huyện được ví như 400 pháo đài và khoảng 6.000 xã. Qua nhiều lần sắp xếp, nước ta hiện nay có 63 tỉnh, thành phố; 696 huyện và 10.035 xã.

    Theo ông Thông, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và kể cả cấp tỉnh đã có chủ trương rõ ràng tại văn kiện Đại hội 13 cũng như các nghị quyết của Đảng, nhưng riêng định hướng bỏ cấp huyện hoàn toàn là chủ trương mới.

    Lý giải vì sao lần này Đảng lại đưa ra định hướng bỏ cấp huyện, ông Thông nêu thực tế đã có nhiều nghiên cứu và cũng có ý tưởng nêu ra việc này ở giai đoạn trước, trong đó cũng xác định cấp huyện là cấp trung gian.

    Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận, vẫn có ý kiến chưa đồng thuận nên nội dung này không được đề cập trong các nghị quyết của Đảng và vẫn tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương có 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

    Thực tế cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là phù hợp với tiến bộ của thế giới. Nhiều nước hiện nay tổ chức mô hình này, Nhật Bản là một điển hình.

    “Lần này, chúng ta mạnh dạn bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh và sắp xếp gọn lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo tôi, đây là ‘thừa thắng xông lên’ khi toàn Đảng, toàn dân ủng hộ công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị vừa qua chúng ta đã làm rất tốt với tốc độ thần tốc”, ông Thông nhấn mạnh.

    Với kết quả đạt được vừa qua, PGS.TS Nguyễn Viết Thông nhận định không có lý do gì mà chúng ta không bỏ cấp huyện và tiếp tục sắp xếp sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã.

    “Đây là thời cơ vàng chúng ta phải chớp lấy để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trước Đại hội 14 của Đảng, thời điểm quyết định đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, ông Thông nói.

    Sapnhaptinh
  • C. an cảnh báo những đầu số điện thoại sau: Tuyệt đối không nghe hoặc gọi lại để tránh bị l;ừa đ;ảo

    C. an cảnh báo những đầu số điện thoại sau: Tuyệt đối không nghe hoặc gọi lại để tránh bị l;ừa đ;ảo

    Thời gian gần đây, nhiều người dùng mạng di động phản ánh tình trạng liên tục nhận được cuộc gọi từ số lạ, nhưng khi bắt máy lại không có ai trả lời. Đây có thể là lỗi kỹ thuật hoặc chiêu trò của kẻ gian nhằm kích thích sự tò mò, khiến người nhận gọi lại và bị tính phí viễn thông cao bất thường.

    Hiện tượng này được gọi là cuộc gọi mồi, trong đó kẻ lừa đảo thực hiện các cuộc gọi ngắn rồi ngắt máy, tạo cuộc gọi nhỡ để dụ nạn nhân gọi lại. Khi đó, người dùng có thể bị trừ một khoản tiền lớn trong thời gian rất ngắn mà không nhận được bất kỳ thông tin hữu ích nào.

    Hình thức lừa đảo này từng rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu từ thập kỷ trước và hiện đang quay trở lại, gây hoang mang cho người dùng mạng di động. Các đối tượng thường sử dụng thiết bị tự động để thực hiện hàng triệu cuộc gọi đến số điện thoại ngẫu nhiên trên toàn cầu, khai thác thói quen thông thường của người dùng là gọi lại số máy lạ. Đáng chú ý, các số điện thoại này thường có định dạng giống với mã vùng trong nước, khiến nhiều người dễ bị mắc bẫy.

    Trước tình trạng trên, Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không nghe hoặc gọi lại các số điện thoại không rõ nguồn gốc, đặc biệt là những số không thuộc mạng di động hoặc không liên quan đến tổ chức, đơn vị nào. Người dân cũng không nên cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập vào các đường dẫn đáng ngờ. Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.

    Tổng hợp các đầu số điện thoại không nên bắt máy: đây là các đầu số điện thoại lừa đảo thường xuyên mạo danh nhà mạng, mạo cơ quan tổ chức có thẩm quyền, quảng cáo để tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin cá nhân hoặc có dấu hiệu lừa đảo. Khi thấy các đầu số này gọi vào máy, bạn hãy cân nhắc không nghe bắt máy và không gọi lại.

    + Một số đầu số điện thoại quốc tế có dấu hiệu lừa đảo: +224, +231, +232, +247, +252, +375, +381, +371, +563, +255, +370…

    + Các đầu số điện thoại lừa đảo tại Việt Nam người dùng nên cảnh giác: +024, +028, +1900.

    + Theo công an thành phố Hà Nội thì các số như: 6781, 6768, 7775, 8781, 7777, 8700, 8125, 7769, 6716, 8791, 7786, 8774… cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lừa đảo

  • Xác định thủ phủ mới sau khi sáp nhập

    Xác định thủ phủ mới sau khi sáp nhập

    Lựa chọn tên tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh là vấn đề được người dân rất quan tâm, nên cần lấy ý kiến rộng rãi

    Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp mới đây, Thủ tướng yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, hạ tầng.

    Theo người đứng đầu Chính phủ, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính – chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

    Tại cuộc họp, Thủ tướng cho biết các thành viên dự họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

    Lựa chọn tên mới phải lấy ý kiến rộng rãi

    Bắc Kạn là tỉnh không đạt cả 3 tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích, dân số, số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn

    Bắc Kạn là tỉnh không đạt cả 3 tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích, dân số, số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 13-3 về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), đánh giá đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

    Theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, phương án cụ thể sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đang được cấp có thẩm quyền cho ý kiến, song các vấn đề liên quan như đặt tên tỉnh mới sau sắp xếp, lựa chọn trung tâm hành chính – chính trị ở đâu là vấn đề được dư luận rất quan tâm.

    “Chúng ta hiện có 63 tỉnh, thành phố, tên các tỉnh đã gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước cũng như bản thân địa phương đó, người dân ở nơi đó. Cho nên, trước chủ trương sáp nhập tỉnh, việc lựa chọn tên mới như thế nào, hơn ai hết, người dân rất quan tâm”- vị chuyên gia nhìn nhận.

    Để lựa chọn tên mới cho tỉnh sau sáp nhập, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng lưu ý cần cân nhắc đến những yếu tố quan trọng để vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Trong đó, các yếu tố về lịch sử, văn hoá, truyền thống…cần được xem xét thấu đáo.

    PGS-TS Nguyễn Thường Lạng

    Theo ông Lạng, trong trường hợp sáp nhập 2 tỉnh lại với nhau, với tâm lý thông thường, người dân ở tỉnh nào đều muốn được giữ lại tên của tỉnh đó. Vì vậy, việc lấy ý kiến người dân để tạo sự đồng thuận là rất cần thiết.

    Cơ quan nhà nước cần đưa ra các phương án lựa chọn để lấy ý kiến rộng rãi người dân. Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến, sẽ cân nhắc thêm các yếu tố như tính kế thừa, lịch sử, văn hóa và thể hiện khát vọng vươn lên của một thời kỳ mới sau sáp nhập tình, để đưa ra phương án cuối cùng.

    “Sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh là hướng đến một giai đoạn phát triển mới, trên cơ sở những thành tựu chúng ta đã đạt được, do đó, tên của tỉnh mới không hẳn phải là tên cũ, mà có thể tính toán đến phương án một tên mới phù hợp, được sự đồng thuận cao”- PGS-TS Nguyễn Thường Lạng gợi mở và tiếp tục nhấn mạnh việc cần thiết lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân với quan điểm “dân là gốc”.

    PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội, cũng đề cập đến các vấn đề về lịch sử, văn hoá, giá trị truyền thống khi lựa chọn tên mới của tỉnh sau sáp nhập. Bên cạnh đó, khi không sử dụng các tên gọi cũ, ông Sơn cho rằng nên tìm một tên mới có ý nghĩa rộng mở, đại diện cho tinh thần chung của toàn khu vực, thay vì chỉ phản ánh một phần của địa phương trước đó.

    Thời gian qua, nhiều ý kiến nhắc đến các tên gọi cũ như Hà Nam Ninh, Hải Hưng… khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng đây cũng là phương án cần được xem xét, cân nhắc vì đã có yếu tố lịch sử, gắn với một giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước. So với một tên mới hoàn toàn, thì các tên gọi trên có thể dễ dàng tiếp cận hơn với người dân.

    Lựa chọn “thủ phủ” mới thế nào?

    Đối với việc lựa chọn trung tâm hành chính – chính trị sau sáp nhập tỉnh, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng nhìn nhận đây là vấn đề rất lớn, cần được xem xét, đánh giá thấu đáo để đưa ra phương án phù hợp.

    Ở đây, ông Lạng nhấn mạnh đến yếu tố “phù hợp”, bởi khó có thể có phương án mà các tỉnh sáp nhập đều thấy hài lòng. Ông lấy ví dụ nếu tỉnh Hà Tĩnh sáp nhập với Quảng Bình, thì rất khó để chọn để trung tâm hành chính – chính trị ở Hà Tĩnh hay Quảng Bình.

    Để lựa chọn trung tâm mới, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng trước hết phải cân nhắc đến yếu tố sử dụng lại các trụ sở làm việc cũ, tránh lãng phí, tránh phải xây dựng mới. Bên cạnh đó, vị trí của trung tâm hành chính – chính trị mới cần thuận lợi cho việc đi lại của người dân, doanh nghiệp của hai tỉnh khi thực hiện sáp nhập.

    “Tôi ví dụ khi sáp nhập 2 tỉnh vào với nhau, có chiều dài toàn tỉnh khoảng 300 km, nếu đặt trụ sở ở trung tâm của tỉnh cũ, thì việc đi lại của người dân rất khó khăn. Do đó, có thể cân nhắc ở vị trí giữa, để trong một buổi sáng, người dân có thể đến các trung tâm hành chính để giải quyết công việc và trở về nhà của mình”- ông Lạng nói.

    Trong trường hợp phải lựa chọn một vị trí mới để đặt trung tâm hành chính – chính trị, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng lưu ý cần lựa chọn nơi có điều kiện kết nối thuận lợi, đa dạng đến với các khu vực khác trong toàn tỉnh.

    Ông cũng nhấn mạnh khu hành chính cần xây dựng tập trung để đảm bảo tính liên thông trong giải quyết thủ tục, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp khi đến làm việc, tiết giảm chi phí đi lại. Song song với đó, ông kiến nghị tiếp tục cải cách hành chính, xử lý thủ tục trên môi trường số để khoảng cách địa lý không còn là vấn đề quá lớn khi người dân, doanh nghiệp muốn làm thủ tục hành chính.

  • Sau sáp nhập tình, thành 2025, Người dân có phải làm lại thẻ căn cước không? Câu trả lời khiến nhiều người hết sức ngỡ ngàng

    Sau sáp nhập tình, thành 2025, Người dân có phải làm lại thẻ căn cước không? Câu trả lời khiến nhiều người hết sức ngỡ ngàng

    Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.

    Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, nghiên cứu phương án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

    Vậy nếu trong thời gian tới, Việt Nam tiến hành sáp nhập một số tỉnh, thành, bỏ cấp huyện thì người dân của các địa phương này có cần đổi căn cước công dân hay không?

    Căn cứ theo Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà Quốc hội đã ban hành có hiệu lực từ ngày 19/2/2025, tại Điều 10 của Nghị quyết có nêu vấn đề về văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp.

    Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.

    Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Bên cạnh đó, điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:

    1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

    a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

    b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

    c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

    d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

    đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

    e) Xác lập lại số định danh cá nhân;

    g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

    2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

    a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;

    b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

    Như vậy, không bắt buộc người dân phải đổi thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành. Thẻ căn cước công dân và thẻ căn cước được cấp cho người dân trước khi thực hiện việc sáp nhập nếu chưa hết thời hạn thì vẫn được tiếp tục sử dụng.

    Việt Nam xem xét sáp nhập tỉnh, thành, bỏ cấp huyện: Hàng chục triệu công dân có phải đổi căn cước? - Ảnh 1.

    Không bắt buộc phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành. Ảnh minh họa: Bộ VH,TT&DL

    Bộ Công an sẽ hướng dẫn về thay đổi địa chỉ cư trú trên căn cước công dân khi sáp nhập

    Vào ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 571/QĐ-TTg, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để thực hiện việc sắp xếp và tổ chức lại các đơn vị hành chính các cấp, đồng thời xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hai cấp.

    Theo Quyết định này, Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm ban hành các hướng dẫn liên quan đến việc thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới, cũng như thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do sự thay đổi về địa giới và tên gọi của các đơn vị hành chính.

    Bộ Công an cũng sẽ phối hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân và định danh điện tử để cập nhật các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, Bộ sẽ thực hiện rà soát và cung cấp số liệu về nhân khẩu tại các đơn vị hành chính các cấp, đồng thời hướng dẫn xử lý các vướng mắc trong công tác lý lịch tư pháp.

    Khi thực hiện việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Công an sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc thay đổi địa chỉ cư trú của công dân liên quan đến sự thay đổi về địa giới và tên gọi của các tỉnh sau khi sáp nhập, đồng thời cập nhật thông tin trên căn cước công dân và định danh điện tử.

    Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục cung cấp các hướng dẫn chi tiết hơn về việc thay đổi thông tin cư trú trên thẻ căn cước/CCCD và định danh điện tử cho người dân.

  • “h ộ i đ ổ i v ợ c h ồ n g

    “h ộ i đ ổ i v ợ c h ồ n g

    3CE -Lên m:ạ:ng lập “h ộ i đ ổ i v ợ c h ồ n g “Th:ú vui b:ệ:nh h o ạ n – bdnewsgo.com
    By admin
    4-5 minutes
    Ls. Nguyễn Bích Lan, Trưởng văn phòng luật sư Số 5 Hà Nội cho biết: Mới đây, chị đã tư vấn cho một “ca khó”. Tư vấn xong, mọi việc đã đạt được như mong muốn của khách, nhưng chị vẫn trăn trở không yên. Người đến “cầu cứu” văn phòng của Ls. Lan là một nữ trí thức thành đạt tên Hương.

    03.jpg
    Thú chơi bệnh hoạn “tráo chồng đổi vợ” (Ảnh minh họa)
    Chị Hương từng có một tổ ấm gia đình được xem là mỹ mãn. Chị là giảng viên tại một trường đại học. Chồng chị là một doanh nhân thành đạt. Vợ chồng chị Hương có 2 con, 1 gái (12 tuổi), 1 trai (7 tuổi). Là ông chủ của một doanh nghiệp lớn và bận trăm công nghìn việc, nhưng chồng chị Hương dưới con mắt của nhiều người luôn là người đàn ông của gia đình.

    Bao năm nay anh vẫn giữ thói quen sinh hoạt, sáng đưa cả nhà đi ăn sáng. Sau đó, chị Hương và các con được chồng “hộ tống” đến trường. Những ngày cuối tuần, gia đình chị Hương thường tụ tập cùng nhóm gia đình các bạn thân tổ chức ăn uống, shopping, xem phim… Cuối tháng, những cặp “vợ chồng có điều kiện” lại đến các địa điểm du lịch nổi tiếng từ trong cho đến ngoài nước.

    Lấy được một người chồng là trí thức – doanh nhân thành đạt lại hết mực yêu chiều vợ con, chị Hương thấy mình là người quá may mắn và hạnh phúc. Thế rồi một lần, chị Hương đã choáng váng, khi chồng rủ cùng chơi trò “tráo đổi chồng vợ” cùng những người bạn trong nhóm.

    Ban đầu chị Hương không tin những lời nói đó lại được thốt ra từ một người chồng, mà chị hết sức yêu thương và kính trọng. Anh kể rằng, anh đã từng tham gia trò ấy và… thấy thú vị nên rủ vợ thử. Anh còn kể, anh từng “đóng cặp” vớ H – vợ anh P, lần khác lại “ghép đôi” cùng N – vợ anh Q, thậm chí anh từng quan hệ theo kiểu bầy đàn… Cuối cùng, chị Hương đã phải tin, chuyện chồng mình chơi trò bệnh hoạn là có thật. Vật vã, đau đớn, phải đến các chuyên gia tâm lý để ổn định tinh thần. Không còn cách nào khác, chị Hương tìm đến văn phòng luật sư.

    Không phải chị Hương nhờ luật sư tư vấn làm thế nào để lôi chồng ra khỏi vũng lầy nhơ nhớp. Cũng không phải chị Hương lo sợ sẽ phải phân chia tài sản nếu chị quyết định ly hôn với người chồng đổ đốn. Chị chỉ nhờ luật sư tư vấn, làm thế nào để giành quyền nuôi 2 đứa con, để các con chị không bị ảnh hưởng bởi cách sống bệnh hoạn của người bố, nhất là các cháu đang bắt đầu tuổi trưởng thành. Nhưng việc người phụ nữ được nuôi cả 2 con, trong khi cả 2 vợ chồng đều có thu nhập ngang nhau, và dưới con mắt của mọi người, chồng chị là 1 người đàn ông hoàn hảo thì đây là việc chẳng dễ dàng gì.

    Dù biết chồng có cách sống bệnh hoạn, thậm chí bỉ ổi nhưng chị Hương chẳng thể chứng minh được điều đó bằng lời nói. Hàng ngày chồng chị vẫn sống trong vỏ bọc của một người chồng, người cha hết lòng yêu thương, chăm sóc vợ con.

    04.jpg
    Sex bệnh hoạn sẽ để lại những hậu quả khôn lường (Ảnh minh họa)
    Nhờ sự tư vấn của luật sư và một chút may mắn, cuối cùng chị cũng giành được quyền nuôi 2 đưa con sau phiên tòa xử ly hôn. Là người tư vấn, Ls. Nguyễn Bích Lan vui khi thấy chị Hương đã hoàn thành được tâm nguyện. Thế nhưng, Ls. Lan cũng luôn canh cánh nỗi lo: Dù không nuôi con, người chồng ấy vẫn được quyền thăm con. Người chồng ấy có quyền đưa đón các con đi chơi, thậm chí thỉnh thoảng đưa về ở với bố. Pháp luật đã quy định, chị Hương không được ngăn cấm quyền thăm con của chồng. Mà trong mắt các con, bố chúng vẫn là tấm gương mẫu mực, chúng luôn thần tượng bố.

    Ls. Lan cho biết, trước đây chị từng tiếp 2 trường hợp tương tự. Tuy nhiên, cả 2 trường hợp ấy vẫn chỉ là nghi vấn. Đến lượt chị Hương, Ls. Lan mới tin rằng, thú chơi bệnh hoạn “tráo chồng đổi vợ” đã len lỏi vào xã hội Việt Nam và đáng buồn là vào cả giới trí thức.

  • Đàn bà ngoại tìnⱨ ngày càng nⱨiều, lý do là tại đàn ông tⱨường làm 4 điều này

    Đàn bà ngoại tìnⱨ ngày càng nⱨiều, lý do là tại đàn ông tⱨường làm 4 điều này


    Đàn bà ngoại tìnⱨ ngày càng nⱨiều, lý do là tại đàn ông tⱨường làm 4 điều này

    Chuyện phòng the sẽ rất tẻ nhạt nếu lúc nào đàn ông cũng bảo thủ và lười biếng. Lúc nào trông chờ vào vợ, như vậy sẽ khiến cô ấy thấy ”cuộc yêu” vô vị.

    Bạn không quan tâm đến cô ấy

    Đối với phụ nữ thì sự quan tâm, những lời khen của đàn ông dành cho mình chính là điều vô cùng cần thiết và khiến cô ấy hạnh phúc. Nếu đàn ông vô tâm đến mức chẳng để ý bộ quần áo mới, kiểu tóc mới của vợ mình rồi dành cho cô ấy những lời khen thì chắc chắn cô ấy sẽ ngày càng hết tình cảm. Thế nên đàn ông cần nhớ, nhất định đừng tiết kiệm lời khen cho vợ mình.

    Vợ chồng gặp vấn đề trong chuyện chăn gối

    Ảnh minh họa.
    Chuyện phòng the sẽ rất tẻ nhạt nếu lúc nào đàn ông cũng bảo thủ và lười biếng. Lúc nào trông chờ vào vợ, như vậy sẽ khiến cô ấy thấy ”cuộc yêu” vô vị. Và rồi cô ấy sẽ ra ngoài để tìm người mang đến cho mình cảm giác mới lạ hơn, mãnh liệt hơn. Thế nên là vợ chồng càng lâu năm càng phải biết tạo không gian mới và lãng mạn.

    Ai đó làm cô ấy chú ý hơn bạn

    Đàn ông biết đấy, đôi khi phụ nữ sẽ ngoại tình bởi những cám dỗ không thể bỏ qua. Cô ấy cảm thấy mối quan hệ giữa bạn và cô ấy ngày càng nhàm chán. Nên khi gặp một ai đó khiến cô ấy chú ý thì cô ấy sẽ lập tức lạnh nhạt với bạn. Thế nên là vợ chồng hãy thường xuyên trò chuyện để rồi cùng tìm ra những yếu điểm của nhau và khắc phục.
    Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Bạn không phải là người chung thủy

    Không phải người phụ nữ nào cũng muốn trả thù khi bị lừa dối, thế nên trong những tình huống như thế thì chị em đều cho mình có quyền đi ngoại tình. Họ làm cách này để nói cho chồng hiểu họ sẽ không níu kéo thêm gì nữa.

    Đàn ông không muốn mất vợ thì nên chấm dứt những mố